Quá trình khai thác và sơ chế cây ngấy hương

Các bạn muốn uống nước thảo mộc ngấy hương thì rất đơn giản, chỉ cần lên Google gõ từ khóa: “Địa chỉ bán cây ngấy hương khô” là không đến 2 giây sẽ có hàng loạt kết quả tìm kiếm và bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lựa chọn loại ngấy hương chất lượng tốt, quá trình khai thác và sơ chế cây ngấy hương thì cùng đọc học bài này nhé.

Nhận biết cây ngấy hương

Cây ngấy hương có tên khoa học là Rubus cochin – chinensis, thuộc họ Hoa hồng.

Đây là loài thân bụi với nhiều nhánh con và có gai nhỏ. Thông thường, bạn có thể nhận dạng ngấy hương với các loại ngấy khác bằng cách quan sát lá: mỗi lá ngấy hương gồm 5 lá chét, mép lá có dạng răng cưa và mặt dưới lá có lông.

Cách nhận biết cây ngấy hương
Cách nhận biết cây ngấy hương

Hoa ngấy hương có màu trắng và mọc thành chùm, quả ngấy gồm nhiều quả con màu đỏ và có thể ăn được, tuổi thơ của 8x, đầu 9x ở vùng trung du và miền núi chắc hẳn sẽ từng ăn quả này không dưới một lần.

Tuy nhiên, nhiều bạn hay lầm tưởng cây ngấy hương với các loại cây khác cùng dòng họ. Cần phân biết rõ cây ngấy hương với:

  • Cây mâm xôi (Rubus alceaefolius), quả của cây giúp bổ thận tráng dương, thân và lá làm thuốc kích thích tiêu hóa
  • Cây ngấy ba hoa (hay còn gọi là đụm ba hoa, Rubus trianthus), cả cây được dùng làm thuốc điều trị đòn ngã tổn thương.
  • Cây ngấy hoa trắng (hay còn gọi là ngấy trâu, mắc hủ, Rubus leucanthus), lá cây được nấu uống với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, rễ dùng làm thuốc bổ máu.
  • Cây ngấy lá đay (hay còn gọi là đụm lá bố, Rubus corchorifolius), quả ngon và có tác dụng giải rượu, giải khát, giải độc…

Công dụng làm thuốc của cây ngấy hương

Theo kinh nghiệm dân gian, lá ngấy hương có tính ấm nên có tác dụng trừ hàn thấp. Vì vậy, lấy lá ngấy hương nấu nước uống như trà hàng ngày sẽ giúp đen tóc, đẹp da, thân thể nhẹ nhàng, sống lâu. Bên cạnh đó, lá ngấy còn hỗ trợ tiêu hóa, điều trị vàng da do viêm gan và phù thũng.

Liều lượng: Mỗi ngày, lấy từ 15 – 30 g lá, nấu lấy nước uống.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên uống nước ngấy hương để hạn chế những tác dụng không tốt đến mẹ và bé.

Quá trình khai thác và sơ chế cây ngấy hương

Để có được những nắm ngấy hương khô hãm nước uống hàng ngày thì bà còn người Sán Dìu quê Thảo Trang Viên ở vùng trung du vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã phải lên những quả đồi dốc thoai thoải để tìm kiếm những cây ngấy hương mọc tự nhiên.

Có rất nhiều loại cây nhìn gần giống với cây ngấy hương nhưng phải là người hiểu biết mới hiểu và phân biết được loại nào là tốt nhất. Thường sẽ chọn lấy dòng ngấy hương có thân màu đỏ tía, thân gai to nhọn, ít quả, loại này còn gọi là ngất hương tía. Vì theo y học cổ truyền dân gian truyền lại có ghi chép rõ ràng về ngây hương tía từ đặc điểm nhận dạng, tác dụng và cách phối các bài thuốc rất chi tiết.

Sau khi chặt lấy thân cây và lá ngây hương về, bà con dùng vòi nước áp suất cao để xịt sạch đất cát, bụi bẩn bám vào thân và lá cây.

Sau đó, bà con để nơi bóng mát cho ráo nước. Tiếp theo, bà con sẽ chặt từng đốt ngắn khoảng 01cm và bỏ vào cái nia và phơi dưới bóng râm. Lưu ý là không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp bởi vì ánh nắng trực tiếp sẽ làm giảm tác dụng của cây ngấy.

Kiểm tra khi nào cây ngấy hương đã khô rồi thì bà con sẽ cho vào chảo hoặc lò (thường là lò xao chè búp – bà con nơi đây cũng trồng chè xanh) để xao vàng chút. Mục đích của việc xao này là để ngây hương khô hơn và có hương thơm hơn so với việc phơi bình thường.

Sau đó, bà con sẽ hạ thổ nơi mặt sàn sạch để cho ngấy hương hạ nhiệt từ từ. Khi đó, bà con sẽ để vào túi bóng nilong kín để bảo quản tốt nhất.

Có thể bạn thấy mua về và pha nước hãm thì thấy rất đơn giản nhưng để có được nó thì người làm ra cũng phải rất kì công đúng không nào.

Trên đây, Thảo Trang Viên đã chia sẻ cách nhận biết, cách phân loại, công dụng và cách khai thác và sơ chế cây ngấy hương. Hi vọng rằng đó là một thông tin bổ ích cho các bạn đọc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963931546